Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Ma trận quản lý thời gian


Ma trận quản lý thời gianPDFInE-mail
15/11/2007
ImageCuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn và quỹ thời gian của mỗi người dường như ngày càng trở nên eo hẹp hơn. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng trong quá trình sử dụng thời gian, rất nhiều người trong chúng ta đã thực sự lãng phí nguồn tài nguyên quý báu này.
Chúng ta thường bị chi phối bởi hai yếu tố khẩn và quan trọngkhi phải quyết định làm việc gì trước. Đa số chúng ta bị câu thúc bởi yếu tố “Khẩn” và để mình bị cuốn vào dòng xoáy liên tục của các công việc gấp rút, đến hạn, sát nút. Chúng ta ngỡ rằng mình làm đúng. Nhưng thực tế không phải vậy.
Ma trận quản lý thời gian (“Time Management Matrix”) là một trong các công cụ quản lý thời gian hết sức hiệu quả mà những người thành đạt thường sử dụng. Đây là công cụ mà Stephen Covey đưa ra trong quyển sách First Things First của mình. Ma trận này chia tất cả các công việc ra thành 4 nhóm trên cơ sở đánh giá 2 tính chất khẩn và quan trọng của công việc (Xem hình vẽ).Image
1. Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng: (VD: Khủng hoảng, họp hành, hợp đồng đã đến hạn hoàn thành nhưng mới thực hiện được 50%, cứu vãn các mối quan hệ bị đổ vỡ…)
Cách xử lý: Làm ngay.
2. Các công việc quan trọng nhưng không khẩn: (VD: Lắp đặt hệ thống thiết bị phòng cháy, lập kế hoạch chi tiết và quản lý việc thực hiện hợp đồng theo đúng tiến độ đã đề ra. xây dựng các mối quan hệ, phát triển bản thân…)
Cách xử lý: Lên kế hoạch, sắp xếp thời gian thích hợp để làm.
3. Các công việc khẩn nhưng không mấy quan trọng (VD: Nghe những cú điện thoại cắt ngang, đọc những thư không quan trọng, nhiều hoạt động thông thường khác…)
Cách xử lý: Giao lại nhiệm vụ đó cho người khác
4. Các công việc không khẩn mà cũng chẳng hề quan trọng. (VD: Tán gẫu, chơi game, …)
Cách xử lý:  Loại bỏ những công việc này
ImageCác công việc vừa khẩn vừa quan trọng (nhóm 1) đương nhiên sẽ được ưu tiên làm trước. Tuy nhiên, giải quyết các công việc ở nhóm 1 gây tổn hao rất nhiều tâm lực vì đó là những công việc căng thẳng, đầy khó khăn và sức ép.
Thực tế cho thấy nhóm công việc chiếm đại đa số thời gian của những người thành đạt không phải là những việc vừa khẩn vừa quan trọng mà là những việc quan trọng mà không khẩn (nhóm 2). Khi biết xử lý tốt nhóm công việc này trước khi nó trở nên gấp rút thì số lượng công việc phát sinh ở nhóm 1 sẽ giảm hẳn đi.Image
Hơn nữa, việc xử lý các công việc quan trọng khi nó chưa trở nên khẩn cấp sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lúc đã trở thành việc khẩn.
ImageCòn những người làm việc không hiệu quả dành đa số thời gian của họ để giải quyết các công việc ở nhóm 3 và 4.
Bạn có thể sử dụng Ma trận quản lý thời gian để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng thời gian của mình trong ngày, trong tuần, trong tháng đã qua.
Đặc biệt, bạn nên sử dụng Ma trận này trong việc lập kế hoạch công việc. Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
Bước 1: Liệt kê tất cả các công việc cần làm.
Bước 2: Phân loại các công việc thành 4 nhóm dựa trên 2 tiêu chí khẩn và quan trọng, đưa vào Ma trận quản lý thời gian.
Bước 3: Sắp xếp thứ tự ưu tiên và mức độ thời gian hợp lý dành cho từng công việc.
Dừng lại suy nghĩ xem việc nào mới thực sự quan trọng và khẩn cấp trong các công việc bạn cần làm là một kỹ năng thiết yếu.
ImageChìa khoá quan trọng trong việc sử dụng được Ma trận quản lý thời gian là sau khi đã phân loại các công việc vào đúng nhóm, cần có ý chí và tính kỷ luật để kiên quyết xử lý được từng việc theo đúng thứ tự ưu tiên của chúng. Một trong những câu hỏi bạn cần đặt ra trước khi lao vào một việc không quan trọng là: “Nếu việc này không quan trọng, tại sao mình lại phải làm? Tại sao mình không bỏ quách nó đi hoặc giao nó cho người khác?”
Tóm lại, Ma trận quản lý thời gian là một công cụ quản lý thời gian hết sức hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn không cố tâm vận dụng và hình thành thói quen sử dụng nó, công cụ vẫn chỉ là công cụ.
<Thu Huyền>

8 bí quyết lấy lại sự tự tin


8 bí quyết lấy lại sự tự tinPDFInE-mail
19/12/2007
ImageTự tin không phải là đặc tính bẩm sinh của con nguời. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc đối mặt với người khác và hoàn thành tốt những công việc mà bạn đảm nhận.

1. Không nên lảng tránh cái nhìn của người khác
Rất nhiều lần, khi người nào đó hướng ánh mắt về phía bạn, bạn sẽ lập tức nhìn xuống hoặc quay đầu đi nơi khác. Hãy thôi đừng lảng tránh cái nhìn của người khác nữa! Người ta giao tiếp với nhau đâu chỉ bằng lời nói, cảm xúc của cả bạn và người đối thoại đều rất quan trọng. Tất nhiên đừng làm điều gì quá quắt và cũng đừng tìm mọi cách nhìn chòng chọc vào mặt người nói chuyện với mình.
2. Biến nỗi sợ thành hành động
Bạn thường tỏ ra hoảng loạn khi rơi vào tình huống mới. Đừng tiêu phí toàn bộ năng lượng và suy nghĩ của mình vào việc che giấu nỗi sợ hãi. Trái lại, hãy biến nó thành hành động: hãy trò chuyện, chủ động giao tiếp với những người khác…
3. Thiết lập quan hệ
Rất có thể, đối với bạn việc bắt chuyện với một người không quen biết hoặc thậm chí cả với người hàng xóm của mình cũng là điều hết sức khó khăn. Hãy tự nhủ rằng tất cả mọi người đều bồn chồn lo lắng khi phải tiếp cận những người lạ. Hãy buộc mình phải chủ động thiết lập mối quan hệ, thay vì liên tục lẩn tránh nó. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn và dễ dàng tìm được phương thức tốt nhất để nuôi dưỡng mối quan hệ này.
4. Lao mình xuống nước
Đừng ngại khám phá những môi trường mới và gặt hái những trải nghiệm mới. Dần dần, bạn sẽ có được khả năng nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới.
5. Tôi là người tuyệt vời nhất
Hãy nhắc đi nhắc lại “Tôi có thể làm được điều này!” hoặc “Tôi là người tuyệt vời nhất!”. Những suy nghĩ tích cực như vậy thường mang lại kết quả tốt với rất ít rủi ro.
6. Mạnh dạn khẳng định mình
Tất nhiên, nói thật to chưa hẳn là một biểu hiện của cảm giác tự tin, nhưng điều này sẽ giúp khẳng định lại niềm tin của bạn. Thế chẳng tốt hơn là bạn cứ lí nhí trong mồm và lấy tay che miệng sao? Nhớ nhìn thẳng vào mắt người đối thoại với bạn.
7. Đừng chọn những mục tiêu không thực tế
Sự thiếu tự tin bắt nguồn từ cảm giác thường xuyên thất bại? Vậy thì đừng chọn cho mình hoặc chấp nhận những mục tiêu không khả thi! Một trong những bí quyết then chốt của lòng tự tin chính là chủ nghĩa thực tế: Bạn cần biết rõ các khả năng cũng như những hạn chế của chính mình. Hãy chia nhỏ mục tiêu thành những giai đoạn chuyển tiếp nhỏ. Thành công trong những bước này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu cuối cùng, với điều kiện là nó nằm trong khuôn khổ của sự hợp lý.
8. Hoàn thiện mình
Bao giờ cũng vậy, để hạn chế thất bại, bạn phải biết rõ các lỗi lầm của mình. Hãy phân tích chính xác nguyên nhân gây ra những sai lầm trong quá khứ, cả trong sự nghiệp cũng trong đời sống riêng tư. Và để tránh lặp lại những chuyện không hay, bạn chỉ có một cách là hoàn thiện mình!
Theo VN8X

Xác định mục đích lớn và cụ thể



Xác định mục đích lớn và cụ thể PDF In E-mail
03/03/2010
Image
“Để thành công, ai cũng cần một khát khao cháy bỏng và sự rõ ràng về mục đích, kiến thức, về những điều mà mình mong muốn.”
- Napoleon Hill -
Một mục đích lớn lao và cụ thể sẽ mang lại cho bạn trọng tâm đối với mọi khoảnh khắc trôi qua trong cuộc sống.
Peter Drucker – cha đẻ của nghệ thuật quản trị kinh doanh, nói rằng: “bất cứ khi nào bạn thấy một việc gì đó được hoàn thành, thì bạn sẽ tìm ra một người độc tưởng với một sứ mệnh nào đó”.
Bạn càng nghĩ về mục đích lớn lao cụ thể của bản thân và cách đạt được nó, bạn càng có khả năng kích hoạt định luật hấp dẫn trong đời mình. Bạn bắt đầu thu hút mọi nguồn lực, cơ hội và ý tưởng, con người nhằm giúp bạn tiến nhanh đến mục tiêu và mục tiêu cũng tiến nhanh đến bạn.
Theo quy luật tương xứng, những trải nghiệm bên ngoài sẽ đáp ứng và hòa hợp với những mục tiêu thuộc thế giới bên trong con người bạn. Khi bạn thiết lập và luôn hướng đến mục đích lớn lao và cụ thể, những biểu hiện bên ngoài của bạn sẽ như tấm gương phản chiếu mục đích ấy.
Ngoài ra, một mục đích lớn lao và cụ thể cũng sẽ kích hoạt những tiềm thức trong bạn. Bất cứ suy nghĩ, kế hoạch hay mục tiêu nào mà bạn có thể xác định rõ ràng trong nhận thức của mình thì cuối cùng – với tất cả những khả năng, nỗ lực của bạn – nó sẽ được chuyển hóa thành hiện thực.
MỤC ĐÍCH LỚN VÀ CỤ THỂ
Vào thời điểm này, mục đích lớn lao và cụ thể của bạn có thể được xem như là một mục tiêu quan trọng nhất đối với bạn. Nó có khả năng giúp bạn đạt được thêm nhiều mục tiêu khác nữa. Một mục đích lớn và cụ thể phải có những đặc điểm sau:    
1.       Nó phải là một điều gì đó mà bạn thật sự mong muốn. Sự khát khao của bạn dành cho mục tiêu này phải hết sức mạnh mẽ. Một khi hoàn thành mục đích lớn lao và cụ thể, bạn sẽ cảm thấy thật sự phấn khích và hạnh phúc.
2.       Nó phải rõ ràng. Bạn phải định nghĩa nó được bằng ngôn từ. Bạn hãy viết ra giấy và biết chính xác bạn đang muốn điều gì và khả năng hoàn thành ra sao.
3.       Nó phải đo lường và ước lượng được. Thay vì nói một cái chung chung rằng: “Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, thì tốt hơn hãy nói: “Tôi muốn thu nhập mỗi tháng là 10.000 đô-la vào năm sau.
4.       Nó phải có tính khả thi. Mục đích của bạn không thể quá viển vông mà phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành.
5.       Nó phải có xác xuất thành công hợp lý, có thể là 50-50. Nếu trước đây bạn chưa từng đạt được mục tiêu nào, thì hãy bắt đầu bằng việc đề ra một mục tiêu mà xác suất thành công có thể lên đến 80%. Khi đoán chắc vào sự thành công, bạn sẽ tự tin để tiến lên. Sự tự tin từ những thành công ban đầu sẽ khiến bạn về sau có đủ dũng khí để đề ra những mục tiêu vĩ đại có xác suất thành công rất thấp.
6.       Nó phải tương hợp với những mục tiêu khác. Hay nói đúng hơn, nó phải tương hợp với những mục tiêu nhỏ hơn và nhất quán với những giá trị của bạn.
Trích Chinh phục mục tiêu – Brian Tracy
Thách thức sự tầm thường PDF In E-mail
11/02/2010
Image
Có người nhìn rồi hỏi: “Tại sao lại thế?”.
Nhưng tôi mơ những điều chưa bao giờ có,
nên tôi bảo:
Sao lại không chứ?”.
-George Bernard Shaw-
 
Có quan điểm cho rằng: “Cuộc đời không phải là thảm hoa hồng”. Một bài hát kinh điển của ban nhạc Rolling Stones có câu “Không phải lúc nào cũng có được cái mình muốn”. Người ta đã bê nguyên kiểu suy nghĩ ấy thành thói quen chấp nhận sự tầm thường trong cuộc sống, cản trở sự phấn đấu đi lên.
Tư tưởng ấy hoàn toàn đối lập với ba giả định cơ bản về bản chất và bản năng thành công của con người:
1.     Bản thân con người biết trả lời câu hỏi điều gì làm họ hạnh phúc.
2.     Họ có năng lực cá nhân biến câu trả lời nội tâm ấy thành hiện thực.
3.     Ai cũng có thể sống như ý muốn.
Ba giả định này, khi so sánh với tư tưởng tiêu cực trên, có thể gây ra cảm giác mạnh mẽ hay khiếp sợ, tuỳ niềm tin và những quy tắc chi phối đời sống mỗi người.
Nguyên tắc sống thế nào cũng ảnh hưởng đến màn lọc nhận thức hiện thực của mỗi cá nhân. Nếu nghiêng về hướng suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ nhận đúng kết quả như vậy. Bạn cứ việc bao biện cho những hạn chế của bản thân để cuối cùng, chúng sẽ khiến bạn khuất phục. Còn nếu đi theo giả định tích cực, rất có khả năng bạn sẽ vươn cao hơn chỗ đứng tự nhiên của mình trên thế giới.
Có thể với bạn, dù đường đời trải thảm hoa hồng hay chỉ có bùn lầy, bạn cũng quyết vươn đến thành công. Tuy vậy, câu hỏi thực tế là: “Bạn có mãn nguyện với con đường bùn lầy ấy không?”.
Cuộc chơi chỉ bắt đầu khi bạn tung xúc xắc – con xúc xắc của sự khao khát thành công. Khi cho phép mình tưởng tượng và nói lên những “ý muốn” thật lòng, gỡ bỏ rào cản trên đường đời, sẽ không còn gì có thể cản trở bạn thực hiện giấc mơ của mình. Khi thành công là điều bạn thật sự mong muốn, bạn đã đặt chân lên con đường biến điều đó thành hiện thực.
Trích “Nếu thành công là một cuộc chơi” – Chérie Carter – Scott, Ph. D.